Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp
I. Bộ câu hỏi phỏng vấn chung
Những câu hỏi này thường chung chung, chưa đi vào chuyên môn nên không quá khó. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan, hãy chuẩn bị kỹ càng và trả lời chính xác để có “đầu xuôi đuôi lọt”.
1. Giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc
Với bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, đây luôn là câu hỏi không thể thiếu. Vì vậy, hãy dành khoảng 2 – 3 phút để trình bày những thông tin cơ bản về bản thân. Tuy nhiên bạn không chỉ đơn thuần trình bày những thông tin cơ bản có sẵn trên CV như họ tên, trường học,... Bạn cần trình bày thêm những thông tin mới, thú vị hơn, làm nổi bật bản thân mình.
Với ứng viên đã đi làm, bạn có thể giới thiệu về công việc hiện tại, những vị trí, dự án đã làm. Đối với sinh viên mới ra trường, có thể trình bày ngắn gọn nguyện vọng và định hướng phát triển tương lai trong ngành.
2. Điểm yếu và điểm mạnh của bạn là gì?
Đây cũng là một câu hỏi xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn. Hãy nêu một vài điểm mạnh có liên quan, hữu ích cho công việc. Với điểm yếu, thông thường ứng viên sẽ trả lời an toàn bằng cách nêu ra điểm yếu của bản thân nhưng sử dụng điểm mạnh của mình để che lấp điểm yếu đó.
Hãy trung thực và nhìn nhận những điểm yếu còn thiếu sót và đưa ra giải pháp để cải thiện. Điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn là thái độ tích cực, nỗ lực để hoàn thiện bản thân nên đừng ngần ngại hay giấu diếm bởi ai cũng có những thiếu sót.
3. Tại sao bạn muốn trở thành một lập trình viên?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ yêu thích, đam mê với công việc của một developer tới đâu. Do đó, hãy toát lên năng lượng tích cực, thể hiện sự hào hứng và quan tâm của bạn đối với lập trình, code và công nghệ thông tin.
Bạn có thể chia sẻ những mục tiêu nghề nghiệp mà mình đã trình bày trong CV để trả lời cho câu hỏi này.
4. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Với câu hỏi này, hãy trả lời thật lòng những suy nghĩ, lý do của bạn khi ứng tuyển vào công ty bởi nhà tuyển dụng luôn biết cách để xem những điều bạn nói có thật hay không. Vậy nên bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những gì bạn tìm hiểu được về công ty, những điều liên quan tới công việc sắp tới của bạn, sự phù hợp của công ty với dự định tương lai của bạn như thế nào.
5. Bạn đã tham gia các dự án nào chưa? Vai trò, đóng góp của bạn là gì?
Câu hỏi này tập trung nhiều vào khả năng làm việc nhóm - một yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại và khả năng làm việc chủ động, tự quản lý của bạn. Những câu trả lời này sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Với câu hỏi trên, bạn hãy chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Nói nhiều hơn về những dự án lớn để giúp bạn tạo được ấn tượng và khiến cho những chia sẻ của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Bạn có thể kể ra những dự án Freelancer mình đã thực hiện (nếu có), đồng thời chia sẻ cách bạn đã hoàn thành dự án đó như thế nào, làm việc trong nhóm ra sao.
6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Ở câu hỏi này, bạn đừng vội mà kể ra những bất mãn, những chuyện không vui ở công ty cũ. Bởi vì kết quả thế nào chắc bạn cũng biết.
Bạn hãy khôn khéo nói về những dự định của bản thân trong tương lai hoặc trả lời rằng những hướng đi ở công ty cũ không còn phù hợp, có thể nói tới những điểm nổi bật của công ty bạn đang ứng tuyển mà công ty cũ chưa đáp ứng được. Chú ý hãy trả lời câu hỏi theo hướng tích cực.
7. Bạn đã gặp những thách thức nào trong quá trình lập trình? Làm thế nào bạn vượt qua?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và sự kiên nhẫn, chịu áp lực của bạn ra sao. Những câu trả lời chân thành và chi tiết sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về cách bạn xử lý áp lực và khó khăn trong công việc, cách bạn chinh phục nó như thế nào.
8. Để hoạt động team hiệu quả, theo bạn yếu tố nào là quan trọng nhất?
Mục đích chính của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc nhóm của ứng viên.
Bạn hãy liệt kê một vài yếu tố quan trọng như sự lắng nghe, đoàn kết, chia sẻ trong công việc,... Bạn cũng có thể kết hợp thêm minh họa tình huống thực tế mình đã trải qua và cách bạn làm việc nhóm, tương tác với các thành viên khác ra sao.
2. Bộ câu hỏi chuyên môn
Sau những câu hỏi cơ bản để hiểu rõ về con người bạn, tiếp đến nhà tuyển dụng sẽ đi sâu vào những câu hỏi mang tính chuyên môn, kiến thức để xem bạn có đáp ứng đủ những yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm trong công việc hay không.
1. Bạn có kinh nghiệm làm việc với ngôn ngữ lập trình nào?
Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá kiến thức và kinh nghiệm của ứng viên với các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Bạn có thể đề cập đến những ngôn ngữ phổ biến như Java, Python, JavaScript, C++, hay các ngôn ngữ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm của mình.
Hãy chia sẻ thật về ngôn ngữ lập trình nào là thế mạnh của bạn. Ghi nhớ một điều là hãy chia sẻ những ngôn ngữ mà có liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn. Nếu là lập trình viên Front-end, bạn có thể trình bày về Javascript, css, html. Nếu vị trí ứng tuyển là lập trình viên Android, bạn có thể trình bày thế mạnh của mình về Java và Kotlin. Còn nếu là lập trình viên back-end, bạn có thể trình bày về các ngôn ngữ như Python, PHP,...
2. Bạn hiểu biết như thế nào về cấu trúc dữ liệu và thuật toán?
Câu hỏi này với mục đích nhấn mạnh vào khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp thông qua việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và thuật toán của ứng viên. Ứng viên cần phải có kiến thức vững về các cấu trúc dữ liệu như mảng, danh sách liên kết, cây, đồ thị, và các thuật toán tương ứng như tìm kiếm, sắp xếp, duyệt, tối ưu hoá,…
3. Bạn đã từng sử dụng framework nào trong dự án lập trình của mình?
Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu về sự am hiểu và kinh nghiệm của ứng viên với các framework phổ biến trong lập trình. Bạn có thể đề cập đến các framework frontend như Angular, React, Vue.js, hoặc các framework backend như Spring, Django, Express và nhiều hơn nữa.
Ngoài việc trình bày, bạn có thể kết hợp so sánh sự khác nhau giữa các framework và cách bạn ứng dụng các công nghệ này như thế nào vào các dự án.
4. Bạn đã từng làm việc với mô hình phát triển phần mềm Agile/Scrum không?
Mô hình phát triển phần mềm Agile là một trong những phương pháp thông dụng nhất. Nếu bạn đã từng làm việc với mô hình này thì hãy chia sẻ những trải nghiệm và khả năng của bản thân.
Còn nếu chưa được trải nghiệm bạn có thể chia sẻ những hiểu biết của bản thân về Agile/Scrum. Những hiểu biết đó cho thấy bạn có sự cầu tiến và chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn.
5. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng source code?
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể đề cập đến những tiêu chí sau:
- Source code có đang chạy đúng với requirement không?
- Code có được viết đúng style convention không?
- Tránh các mã xấu khi viết code như trùng lặp, lỗi trong câu điều kiện, câu so sánh,…
- Kiểm thử đơn vị unit test đầy đủ
Một vài câu hỏi khác về chuyên môn ứng viên thường dùng như:
- Hãy giải thích cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển chatbot?
- Hãy giải thích cách xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong lĩnh vực dịch thuật máy?
- Sự khác nhau giữa Cookie và Session là gì?
- Abstract class và Interface khác nhau ở điểm nào?
- Phân biệt Optimistic lock và Pessistic?
- So sánh hai dịch vụ web SOAP và REST.
Câu hỏi để phỏng vấn trình độ, chuyên môn của ứng viên là rất rộng. Đòi hỏi mỗi ứng viên phải có sự am hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng và thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức.
3. Bộ câu hỏi về kỹ năng, ứng xử
1. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu tester báo bug vô lý?
Câu hỏi này đánh giá khả năng, thái độ của bạn trong việc xử lý những báo cáo lỗi từ tester. Sau khi nhận được thông tin, hãy thể hiện sự bình tĩnh, cẩn trọng và tập trung vào việc kiểm tra lại lỗi và nghiên cứu lỗi.
Khi xác định được vấn đề, hãy trao đổi với tester để thông báo kết quả và thảo luận về cách xử lý. Hãy trao đổi dựa trên tinh thần hợp tác, sẵn sàng cùng nhau để giải quyết.
2. Bạn có thể OT (làm thêm giờ) không?
OT là một chuyện không quá xa lạ trong ngành IT. Câu hỏi này khá nhạy cảm nên bạn cần cẩn thận, kỹ lưỡng khi trả lời. Để trả lời được câu hỏi này, bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về tần suất OT và lý do cụ thể để hiểu hơn về nhu cầu của công ty.
Hãy khôn khéo trả lời cho nhà tuyển dụng thấy sự sẵn sàng của bạn để hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp, nhưng cũng thể hiện sự cân nhắc và mong muốn nhà tuyển dụng tôn trọng để mỗi nhân viên có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, nâng cao hiệu quả hơn khi làm việc.
3. Bạn kỳ vọng gì từ cấp trên của mình?
Câu hỏi này thường được đặt ra trong cuộc phỏng vấn để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về quan hệ với cấp trên và khả năng làm việc dưới sự hướng dẫn của họ. Việc nêu ra những mong muốn thật của bản thân trong trường hợp này là điều cần thiết. Bạn hãy chia sẻ về mong muốn được học hỏi của bản thân từ sếp, những điều cần hỗ trợ từ phía cấp trên của mình.
Đừng nghĩ rằng cấp trên của bạn ra sao cũng được, điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên không có chính kiến cá nhân và sẽ khiến bạn bị mất điểm.
4. Bạn có chịu được áp lực công việc không?
Bất kỳ công việc nào cũng đều sẽ có những áp lực riêng. Áp lực là bàn đạp để giúp bạn sớm thành công. Vì vậy, đừng vội vàng mà từ chối chúng, đặc biệt là với lập trình viên, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng. Bạn hãy thể hiện tinh thần sẵn sàng đối đầu với nó. Để tạo thêm lòng tin, bạn nên đưa ra ví dụ cụ thể về một tình huống áp lực mà bạn đã trải qua và cách bạn đã xử lý nó.
Đừng quên nhấn mạnh khả năng học hỏi của bạn từ các tình huống áp lực và cách bạn vượt qua nó như thế nào!
Quá trình phỏng vấn lập trình viên không chỉ là phương thức để nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên có kỹ năng làm việc và kiến thức tốt nhất, mà còn là cơ hội để ứng viên thể hiện những kỹ năng, hiểu biết và trình độ của mình. Với những câu hỏi và hướng trả lời như trên, hi vọng mỗi ứng viên trong ngành lập trình sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và đạt được kết quả tốt, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tại Hatonet đang có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các dev. Hãy theo dõi và ứng tuyển ngay thôi!
Xem thêm: Freelancer IT và những điều bạn cần biết
Hatonet kết nối doanh nghiệp ITO toàn cầu.
Giúp các doanh nghiệp IT Việt Nam tiết kiệm chi phí,tìm kiếm
đối tác,mở rộng mạng lưới.
- Mở rộng kênh tìm kiếm khách hàng gia tăng doanh thu.
- Tiết kiệm chi phí quan hệ tìm đối tác.
- Ứng tuyển trực tuyến bất cứ lúc nào khi có yêu cầu.
- Trực tiếp liên kết với công ty quốc tế
Liên hệ :
Email: hello@hatonet.vn
Zalo: https://zalo.me/hatonet